Phóng vệ tinh Quỹ đạo địa đồng bộ

Ví dụ về việc chuyển từ Quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO) sang Quỹ đạo địa đồng bộ (GSO).
      EchoStar XVII ·       Trái Đất.

Các vệ tinh địa đồng bộ được phóng về phía đông vào quỹ đạo đông-tây phù hợp với tốc độ quay của đường xích đạo. Độ nghiêng nhỏ nhất của vệ tinh khi phóng là vĩ độ của bệ phóng nên việc phóng vệ tinh gần xích đạo sẽ hạn chế thay đổi độ nghiêng cần thiết sau này. Ngoài ra, điểm phóng gần xích đạo sẽ lợi dụng được sự quay của Trái Đất để tăng tốc cho vệ tinh. Vị trí phóng được bố trí ở những nơi phải có nước hoặc sa mạc ở phía đông để khi thất bại thì tên lửa cũng không rơi vào khu vực đông dân cư.[25]

Phần lớn các tên lửa đẩy đều đưa các các vệ tinh địa đồng bộ thẳng vào quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO), quỹ đạo hình elip với viễn điểm ở độ cao GSO và cận điểm thấp. Năng lượng đẩy sau đó được dùng để nâng cao cận điểm, điều chỉnh để tiến vào quỹ đạo GSO.[26]

Khi bắt vào quỹ đạo địa tĩnh, vệ tinh có thể thay đổi kinh độ bằng cách điều chỉnh bán trục lớn sao cho chu kỳ mới ngắn hơn hoặc dài hơn một ngày thiên văn, tương ứng với đó, vệ tinh sẽ "trôi" theo hướng Đông hoặc Tây. Khi đến kinh độ mong muốn, thời gian trên vệ tinh được khôi phục thành địa đồng bộ. [cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quỹ đạo địa đồng bộ http://www.americaspace.com/2013/10/18/sirius-risi... http://www.arianespace.com/launch-services-ariane5... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=US51... http://spaceflight101.com/amc-9-satellite-anomaly-... http://www.spaceref.com/news/viewsr.html?pid=20320 http://adsabs.harvard.edu/abs/1997bify.book.....B http://adsabs.harvard.edu/abs/1999smad.book.....W http://web.mit.edu/m-i-t/science_fiction/jenkins/j... http://www.niac.usra.edu/files/studies/final_repor... http://www2.jpl.nasa.gov/basics/bsf5-1.php